[Sức Khỏe] Sốc Nhiệt Khi Tập Thể Dục Dưới Trời Nắng Gắt - Một Số Cách Sơ Cứu Khẩn Cấp

Sang Nguyen
Đăng ngày 27/03/2020
606 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Mỗi khi mùa hè đến, chỉ cần đứng bên ngoài một chút là đã đổ mồ hôi nhễ nhại. Thậm chí quốc gia ở vĩ độ cao như nước Pháp cũng có lúc nhiệt độ cao quá 45 độ. Hạn nóng mỗi năm đều cướp đi nhiều sinh mạng. 

Chấn thương do nhiệt là vấn đề sức khỏe mà mọi người đều có thể gặp phải và đều có thể giúp đỡ khi người khác mắc phải. Chấn thương do nhiệt có thể được chia thành  mức nghiêm trọng như đột quỵ nhiệt (heat stroke), và các triệu chứng nhẹ hơn như chuột rút do nhiệt (heat cramps), ngất nhiệt (heat syncope), kiệt sức vì nhiệt/lả nhiệt (heat exhaustion). 

Đột quỵ nhiệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trong một khoảng thời gian ngắn và là một tình trạng thực sự nghiêm trọng. Đột quỵ nhiệt được định nghĩa là khi nhiệt độ cơ thể cốt lõi lớn hơn 40 độ C và có hiện tượng rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Nhiệt độ cơ thể cốt lõi có thể được kiểm tra bằng cách đo nhiệt độ hậu môn, cách này sẽ chính xác hơn đo nhiệt độ ở nách hoặc ở tai. Các triệu chứng của rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương có thể bao gồm rối loạn ý thức, ảo giác mê sảng, và thậm chí động kinh và mất ý thức. Da của bệnh nhân nóng, có thể đổ hay không đổ mồ hôi. 

Khi gặp phải các trường hợp bị đột quỵ nhiệt:

1. Nên giúp bệnh nhân hạ nhiệt ngay lập tức. Cách nhanh nhất để hạ nhiệt là ngâm toàn bộ cơ thể bệnh nhân trong nước lạnh, nhưng bồn tắm lớn không phải lúc nào cũng tìm được. Trong trường hợp như vậy, bạn cũng có thể sử dụng túi nước đá hoặc khăn ướt để đắp vào đầu, cổ, nách và háng của bệnh nhân.

2. Đảm bảo môi trường xung quanh mát mẻ và thông thoáng.

3. Chú ý xem đường hô hấp của bệnh nhân không bị cản trở, cũng như sự lưu thông của nhịp thở và nhịp tim.

4. Nếu có thể, nên cấp nước theo đường tĩnh mạch. Vận chuyển bệnh nhân đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.

Mọi người đều biết rằng nếu làm việc hay tập thể dục dưới ánh mặt trời ngột ngạt và không bổ sung nước, bạn có thể bị say nắng, nhưng ngay cả khi bạn ở trong nhà, bạn vẫn có thể bị say nắng. 

Thông thường những người già trên 70 tuổi và cơ thể có sẵn bệnh mãn tính, nếu ở trong phòng oi bức và không thông thoáng, thì dần sau vài ngày sẽ xuất hiện tình trạng sốc nhiệt không do gắng sức (non-exertional heatstroke). 

Trong một số trường hợp, "đột quỵ nhiệt không do tiêm nhiễm" có thể dần xuất hiện trong vài ngày. 

Một số người dễ bị tổn thương do nhiệt hơn. Như đã đề cập ở trên: người già hoặc những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim phổi và tâm thần, hoặc những người làm việc nặng hoặc chơi thể thao ngoài trời, trẻ em cũng dễ bị tổn thương do nhiệt. 

Những người sử dụng một số loại thuốc sau cũng có thể dễ bị chấn thương do nhiệt. Ví dụ, rượu, thuốc kháng histamine, ephedrine trong thuốc cảm lạnh, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng cholinergic, thuốc kích thích tuyến giáp, thuốc huyết áp cao như thuốc chẹn kênh canxi (CCBs), thuốc chẹn beta , Thuốc lợi tiểu, thuốc tâm thần như thuốc chống lo âu (BZD), thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs), v.v.


Bài viết do Running Biji biên dịch.